4 lầm tưởng phổ biến về giấc ngủ của trẻ nhỏ mà bố mẹ nào cũng gặp

Giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển của trẻ, nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết cách chăm sóc giấc ngủ của con. 4 lầm tưởng về giấc ngủ của trẻ mà bố mẹ nào cũng gặp.

Để chăm sóc giấc ngủ của con một cách tốt nhất, phụ huynh không nên bỏ qua những lầm tưởng được đề cập trong bài viết sau để giúp con ngủ đúng và khỏe mạnh nhé!

1Lầm tưởng không bao giờ được đánh thức trẻ đang ngủ

Nhiều phụ huynh khi thấy trẻ đang ngủ say nên không muốn đánh thức và để cho trẻ ngủ càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, theo Jennifer Gingrasfield là y tá khoa nhi thuộc Trung tâm giấc ngủ Bệnh viện Nhi Boston cho biết, đừng chỉ tập trung vào số giờ đi ngủ mà nên chú ý đến cả thời điểm trẻ phải thức giấc đúng giờ vào buổi sáng, buổi trưa.

Đa số phụ huynh thường cho trẻ ngủ nhiều hơn số giờ so với mức cần thiết, điều này dễ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của trẻ. Trong một số trường hợp, bố mẹ cố gắng cho trẻ ngủ thì lại gặp rắc rối khi con không thể ngủ được nữa hoặc duy trì một giấc ngủ ngon.

Đối với trẻ mới sinh có thể ngủ tối đa 20 tiếng 1 ngày, trẻ từ 6 tháng tuổi chỉ nên giới hạn trong 13 tiếng, còn trước khi trẻ đủ 1 tuổi cần giảm xuống còn 12.5 tiếng mỗi ngày.

Lầm tưởng không bao giờ được đánh thức trẻ đang ngủLầm tưởng không bao giờ được đánh thức trẻ đang ngủ

2Lầm tưởng bất kì trẻ nào cũng phải hát ru để dễ ngủ hơn

Hát ru để giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn là việc làm của không ít phụ huynh từ xưa đến nay và đạt được hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều trường hợp khi có sự ngừng lại giữa chừng hoặc thay đổi bài hát khác có thể khiến trẻ giật mình và ngủ không sâu giấc.

Khi trẻ phụ thuộc quá nhiều vào những giai điệu thu sẵn có thể làm giảm khả năng của bé trong việc phát triển các kỹ năng cần để tự xoa dịu mình và quay trở lại giấc ngủ.

Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu trẻ được ngủ trong một không gian có những âm thanh tự nhiên trong nhà. Điều này sẽ tạo nên thói quen cho phép trẻ dễ đi vào giấc ngủ ở bất kỳ không gian nào mà không phải cần đến âm nhạc hay bố mẹ phải dành thời gian ru ngủ con.

Lầm tưởng bất kì trẻ nào cũng phải hát ru để dễ ngủ hơnLầm tưởng bất kì trẻ nào cũng phải hát ru để dễ ngủ hơn

3Lầm tưởng thiết bị giám sát đeo tay có thể ngăn chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Nhiều phụ huynh thường lựa chọn mua các bộ quần áo có có kết nối công nghệ, hoặc vớ và vòng đeo tay có chức năng cảm nhận hơi thở, đo nhịp tim và những chuyển động. Tuy vậy, những công nghệ hiện đại này không hề có tác dụng giảm nguy cơ đột tử ở trẻ như nhiều người vẫn nghĩ.

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ đó là hãy đảm bảo cho trẻ ngủ trong phòng với cha mẹ trong năm đầu, ở một không gian thoải mái ở tư thế nằm ngửa, không cần thêm chăn, gối hay gấu bông.

Lầm tưởng thiết bị giám sát đeo tay có thể ngăn chứng đột tử ở trẻ sơ sinhLầm tưởng thiết bị giám sát đeo tay có thể ngăn chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

4Lầm tưởng giấc ngủ ngắn là không cần thiết

Việc bỏ qua giấc ngủ ngắn của trẻ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và năng lượng đáng kể mà nhiều phụ huynh hay mắc phải. Khi một đứa trẻ ở độ tuổi chập chững biết đi được chợp mắt một thời gian ngắn cũng đủ giúp trẻ có thể sạc đầy năng lượng, giảm căng thẳng hiệu quả.

Nếu trẻ không có giấc ngủ ngắn vào ban ngày sẽ dễ mệt mỏi, khó ngủ hơn vào ban đêm. Do đó, cha mẹ nên khuyến khích con cái ngủ những giấc ngủ ngắn tới năm 3 tuổi.

Lầm tưởng giấc ngủ ngắn là không cần thiếtLầm tưởng giấc ngủ ngắn là không cần thiết

Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe của trẻ nhỏ, do đó cha mẹ cần đặc biệt quan tâm chăm sóc giấc ngủ của con một cách lành mạnh, khoa học để tốt cho sức khỏe của trẻ nhé!

Nguồn: Fatherly

Có thể bạn quan tâm:

  • Những đặc điểm giấc ngủ của trẻ sơ sinh 3-6 tháng mà phụ huynh nên biết
  • Bí quyết ‘5 và 8’ giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon tức thì
  • Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có nên đánh thức? Cách đánh thức bé dậy cho bú

Chọn mua trái cây tươi ngon, giá tốt có bán tại Bách hóa XANH nhé:

Bách hóa XANH